Thép tấm gân (chống trượt) là gì? Công dụng và phân loại

Thép tấm gân là gì?

Thép tấm gân là sản phẩm thuộc thép tấm nhưng trên bề mặt có thêm các gân chống trượt, những rãnh hoặc gân này giúp tăng độ bám trên bề mặt thép, làm cho việc sử dụng nó trở nên an toàn hơn, đặc biệt trong những ứng dụng đòi hỏi độ bám cao được.

Chúng được chế tạo từ thép carbon thấp hoặc thép carbon hợp kim, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng, loại thép này có thể được sản xuất theo nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Thép Tấm Chống Trượt - Công Ty Cổ Phần Thép Miền Bắc (NOSCO JSC) 2024

Các quy cách phổ biến trên thị trường:

  1. Thép tấm gân 3mm khổ 1500×1600 có trọng lượng: 238,95kg/tấm.
  2. Thép tấm gân 4mm khổ 1500×1600 có trọng lượng: 309,6kg/tấm.
  3. Thép tấm gân 5mm khổ 1500×1600 có trọng lượng: 380,25kg/tấm.
  4. Thép tấm gân 6mm khổ 1500×1600 có trọng lượng: 450,9kg/tấm.
  5. Thép tấm gân 8mm khổ 1500×1600 có trọng lượng: 592,2kg/tấm.
  6. Thép tấm gân 10mm khổ 1500×1600 có trọng lượng: 733,5kg/tấm.
  7. Thép tấm gân 10mm khổ 1500×1600 có trọng lượng: 733,5kg/tấm.
  8. Thép tấm gân 12mm khổ 1500×1600 có trọng lượng: 874,8kg/tấm

Phân loại thép chống trượt:

Thép tấm gân chống trượt (thép tấm nhám) được chia phân làm 3 loại chính trên thị trường như sau:

Thép tấm gân đen

Thép tấm gân đen là một loại vật liệu xây dựng được làm từ thép carbon chất lượng cao và không được mạ kẽm, giữ nguyên được màu đen tự nhiên. Rất được ưa chuộng cho công trình có mái che vì giá thành rẻ.

Thép tấm gân 3 x 1500 x 6000

Thép tấm gân mạ kẽm

Thép tấm gân mạ kẽm được phủ một lớp mạ kẽm bảo vệ, mang đến sự bền bỉ và ổn định cao trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, bảo vệ thép khỏi các tác động của thời tiết, như mưa, gió, và các yếu tố gây ăn mòn khác, giữ cho thép luôn bền đẹp và kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Bảng giá thép tấm gân mạ kẽm - Tôn Thép Vĩnh Tân

Thép tấm gân mạ kẽm nhúng nóng

Thép tấm gân mạ kẽm nhúng nóng là thép tấm được nhúng vào bể kẽm nóng chảy, giúp tạo ra một lớp bảo vệ dày và bền vững hơn so với các phương pháp mạ kẽm thông thường. Chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là trong các khu vực có môi trường ăn mòn cao như gần biển. Là một giải pháp tuyệt vời cho các công trình xây dựng ngoài trời, đặc biệt là những nơi có môi trường ăn mòn cao.

 

THÉP TẤM GÂN MẠ KẼM NHÚNG NÓNG

Mác thép và tiêu chuẩn

  • Mác thép của Nga: CT3, CT3πC , CT3Kπ , CT3Cπ….Theo tiêu chuẩn: GOST 3SP/PS 380-94
  • Mác thép của Nhật : SS400, …..Theo tiêu chuẩn: JIS G3101, SB410, 3010.
  • Mác thép của Trung Quốc : SS400, Q235A, Q235B, Q235C, Q235D,….Theo tiêu chuẩn : JIS G3101, GB221-79
  • Mác thép của Mỹ : A36, AH36, A570 GrA, A570 GrD, …..Theo tiêu chuẩn : ASTM

Tính chất cơ lý

  • Độ bền kéo (Tensile strength): Đây là khả năng của thép chịu được lực kéo trước khi bị đứt. Thép tấm gân thường có độ bền kéo cao để đảm bảo độ bám và khả năng chống trượt.
  • Độ co ngót (Yield strength): Đây là mức độ căng mà thép chịu trước khi bắt đầu biến dạng vĩnh viễn. Độ co ngót cao đảm bảo tính đàn hồi và khả năng chịu tải của thép.
  • Độ giãn dài (Elongation): Đây là phần trăm tăng chiều dài của thép trước khi bị đứt khi đồng thời chịu lực kéo. Độ giãn dài cao cho thấy tính dẻo của thép.
  • Độ cứng (Hardness): Đây là khả năng của thép chịu được sự xuyên thủng hoặc va đập. Độ cứng của thép tấm gân thường cao để đảm bảo độ bền và khả năng chống trượt.
  • Độ uốn (Flexibility): Đây là khả năng của thép uốn cong mà không gãy hoặc biến dạng vĩnh viễn. Thép tấm gân thường có tính linh hoạt để dễ dàng uốn theo các hình dạng và chiều dài yêu cầu.
  • Độ cứng mạnh (Toughness): Đây là khả năng của thép chịu được các tác động giật đột và chống va đập. Thép tấm gân thường có tính chất cứng mạnh để đảm bảo an toàn khi sử dụng trong môi trường có nguy cơ trượt.

Thành phần hóa học

  • Carbon (C): Phạm vi thông thường từ 0,08% đến 0,25%.
  • Mangan (Mn): Phạm vi thông thường từ 0,60% đến 1,65%.
  • Silic (Si): Phạm vi thông thường từ 0,15% đến 0,60%.
  • Lưu huỳnh (S): Thường có mức thấp, thông thường không vượt quá 0,05%.
  • Phốtpho (P): Thường có mức thấp, thông thường không vượt quá 0,05%.
  • Các nguyên tố hợp kim khác như đồng (Cu), nickel (Ni), chrome (Cr), và molypden (Mo) có thể có mức độ thấp hoặc không.

Công thức tính trọng lượng thép tấm gân

Công thức tính trọng lượng thép tấm gân: Kg =  {7.85 x Độ dày(mm) x Chiều rộng(m) x Chiều dài(m)} + {3 x Chiều rộng(m) x Chiều dài(m)}.

Ví dụ: Cách tính trọng lượng (khối lượng) của 1 tấm thép tấm gân 5ly x 1500 x 6000 như sau:

Trọng lượng 1 tấm gân 5ly = (7.85 x 5 x 1.5 x 6) + (3 x 1.5 x 6) = 380.25 kg

Ứng dụng

  • Trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, thép tấm gân thường được sử dụng làm sàn chống trượt các khu vực như sàn nhà xưởng, sàn công nghiệp, bề mặt cầu thang.
  • Làm bậc cầu thang chống trượt. Trong các tòa nhà công cộng, nhà máy, nhà xưởng, và khu vực công nghiệp.
  • Làm lối đi và bề mặt chống trượt trong nhiều khu vực khác nhau như nhà xưởng, tàu biển, cầu cảng, và các công trình công cộng. Đặc biệt, trong các khu vực làm việc trên cao.
  • Sử dụng để làm nền tảng và nắp hố ga chống trượt. Những khu vực xung quanh hố ga thường ẩm ướt và trơn trượt, việc sử dụng thép tấm gân giúp đảm bảo an toàn cho người đi lại.
  • Thép tấm gân còn được sử dụng để làm hàng rào an toàn, các bức tường chống trượt, kệ chứa hàng, và thiết bị bảo hộ.

Việc sử dụng thép tấm gân không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng mà còn góp phần nâng cao hiệu suất và tuổi thọ của các công trình và thiết bị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
0936.263.996
Chat Zalo